Hiện nay, số lượng người mang hàm giả tháo lắp không ít. Tuy nhiên, việc đeo hàm giả có những quy tắc chăm sóc đặc biệt và không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biện pháp vệ sinh và bảo quản hàm giả.
Để tìm hiểu thêm về hàm giả tháo lắp, vui lòng tham khảo bài viết: Hàm giả tháo lắp – những kiến thức cần thiết nhất.
Những nguy cơ khi mang hàm giả
Hàm giả tháo lắp là giải pháp thay thế răng đã mất được rất nhiều người ưa chuộng bởi mức chi phí phải chăng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, hàm giả cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho người sử dụng:
- Mảnh vụn thức ăn cùng các vi khuẩn ẩn náu trong hàm giả sẽ gây nha chu, sâu răng cho các răng thật còn lại.
- Chất màu có trong thực phẩm bám lên hàm giả gây mất thẩm mỹ
- Vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm giả gây viêm loét, nấm miệng.
- Hàm giả sử dụng lâu trong môi trường miệng sẽ dễ bị hôi miệng.
- Sau một thời gian sử dụng, nướu giả bị nong rộng, không ôm khít vào xương hàm gây cấn đau nướu khi ăn nhai, thậm chí gây tổn thương nướu nặng nếu để lâu.
Như vậy, việc vệ sinh và bảo quản hàm giả có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và ngoại hình của người sử dụng. Để thực hiện tốt điều này, hãy tham khảo thật kỹ những hướng dẫn dưới đây.
Vệ sinh và bảo quản hàm giả
Chải rửa ít nhất 2 lần/ngày
Sử dụng loại bàn chải có lông mềm và nước rửa chuyên dụng để làm sạch các vụn thức ăn bám bẩn trên hàm, tránh hiện tượng xỉn màu, ố màu răng. Tránh sử dụng loại bàn chải quá cứng để vệ sinh hàm tháo lắp vì nó sẽ gây mòn, trầy bề mặt và làm mất màu hàm giả.
Tháo ra trước khi ngủ
Không nên đeo cả hàm giả đi ngủ mà nên tháo hàm ra trước khi đi ngủ. Ngâm hàm giả trong dung dịch muối loãng hoặc trong nước giấm để ngăn sự phát triển của vi nấm. Đến khi sử dụng lại thì phải rửa sạch vị chua của giấm và vị mặn của muối để tránh gây cảm giác khó chịu.
Vệ sinh các răng thật
Ngoài việc làm sạch hàm giả hàng ngày bạn cũng nên thường xuyên chải và làm sạch những chiếc răng thật còn lại ở trên hàm, mô nha chu bằng bàn chải, chỉ nha khoa… Nhằm có được một hàm răng sạch sẽ, tránh môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh lý răng miệng.
Làm sạch nướu:
- Chải nướu ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn.
- Massage nướu buổi tối để tuần hoàn vùng nướu tốt, tránh tiêu xương, tiêu niêm mạc.
- Súc miệng với nước súc miệng sau khi tháo hàm giả.
Những lưu ý khi vệ sinh và bảo quản hàm giả
Trong quá trình vệ sinh và bảo quản hàm giả, bạn cần tránh những sai lầm sau:
- Nước sôi sẽ làm cong hàm răng giả tháo lắp.
- Kem đánh răng thông thường, các hóa chất ăn mòn hoặc tẩy rửa quá mạnh sẽ gây mòn, làm trầy xước bề mặt hàm giả.
- Thao tác quá mạnh tay có thể gây gãy, vỡ hàm giả.
Việc sử dụng răng giả tháo lắp lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hàm bị lỏng lẻo. Khi đó, bệnh nhân nên đến phòng khám để kiểm tra để có thể khắc phục kịp thời. Ngoài ra, nếu hàm có mùi hôi, có vết nứt hay bắt đầu gây cảm giác khó chịu thì nên thay thế một hàm mới.
Tổng kết
Việc thường xuyên vệ sinh răng giả tháo lắp sẽ giúp cho hàm có độ bền tuổi thọ cao. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên thường xuyên đi khám răng định kỳ để có thể phát hiện sớm bất thường và có biện pháp khắc phục kịp thời nhất. Kiểm tra định kỳ còn nhằm phát hiện ra các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, từ đó có những biện pháp điều trị triệt để.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về hòm thư hotro@nhakhoathuloc.com hoặc nhắn tin trực tiếp trên trang Facebook của chúng tôi. Ngoài ra, nếu có ý định làm hàm giả tháo lắp, bạn có thể tham khảo thêm bài viết quy trình làm hàm răng giả tại phòng khám.